Browsed by
Tag: Nhà Lý

Ngói sen và ngói tráng men trên bộ mái kiến trúc thời Lý Trần

Ngói sen và ngói tráng men trên bộ mái kiến trúc thời Lý Trần

Ở bài đăng trước, sau khi giới thiệu mô hình “Cổng thời Trần”, chúng tôi đã ghi nhận được nhiều câu hỏi về loại ngói được lợp trên mái công trình. Trong bài viết này, để giải đáp các thắc mắc cũng như chia sẻ một cái nhìn khách quan đúng đắn hơn về hình thức ngói lợp mái thời Lý Trần, chúng tôi xin trình bày về ngói vảy – ngói sen và các loại ngói tráng men được…

Read More Read More

Vĩnh Định Trụ và Bình Toạ – một phương pháp kiến tạo mặt bằng thời Lý

Vĩnh Định Trụ và Bình Toạ – một phương pháp kiến tạo mặt bằng thời Lý

Trong kiến trúc gỗ truyền thống Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trụ cột chính là một trong những cấu kiện quan trọng nhất để kiến tạo và định hình bộ khung gỗ của một tòa nhà. Kiến trúc gỗ sử dụng cột gỗ đã phát triển trong hàng nghìn năm, từ cổ đại khởi nguyên với việc sử dụng cột chôn dưới đất (cột âm), sau đó dần định hình phương pháp sử dụng cột đặt…

Read More Read More

Các hình thức thể hiện sừng trong nghệ thuật tạo hình rồng thời Lý

Các hình thức thể hiện sừng trong nghệ thuật tạo hình rồng thời Lý

Tổng quan về hình tượng rồng thời Lý “Rồng Lý thân trơn, không có vảy không có sừng, có mào lửa,…” – đây là một trong những điều có lẽ ít nhiều người đều đã được nghe qua, được học qua khi tìm hiểu về hình tượng rồng trong lịch sử, mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, đây đều là những nhận định đã có tính lỗi thời, ảnh hưởng bởi một số nghiên cứu từ khá lâu khi còn…

Read More Read More

Mô hình lầu chuông – nhà bia trong kiến trúc tự viện – chùa Dạm thời Lý (1)

Mô hình lầu chuông – nhà bia trong kiến trúc tự viện – chùa Dạm thời Lý (1)

Từ trước đến nay, khi nghiên cứu về chùa Dạm, đã có nhiều tranh luận về vai trò, hình thái của kiến trúc trung tâm cấp nền 2 của chùa. Tại đây còn tồn tại hai tàn tích đơn nguyên. Phía Đông là cây cột đá, chân cột được kè các lớp đá xếp theo hình tròn, đục đẽo hoa văn sóng núi (cửu sơn bát hải), thân cột tạc đôi rồng song long hiến châu, nét chạm tuyệt mỹ…

Read More Read More

Hình tượng Rồng Việt Nam qua các triều đại

Hình tượng Rồng Việt Nam qua các triều đại

Rồng (long – 龍) là biểu tượng của sự linh thiêng, của sức mạnh thần thánh và quyền lực các quân vương. Trải qua hơn một ngàn năm tự chủ, tạo hình rồng luôn là hình tượng cao quý và tiêu biểu nhất của nền mỹ thuật dân tộc. Có thể nói, trong nền mỹ thuật trung đại Việt Nam, hình tượng con rồng là công cụ nhận biết đặc trưng phong cách mỹ thuật của từng thời kỳ trong…

Read More Read More

Hệ thống kết cấu gỗ kiến trúc thời Trần

Hệ thống kết cấu gỗ kiến trúc thời Trần

Các di tích kiến trúc gỗ trên mặt đất còn lại ở nước ta trước giai đoạn nhà Mạc TK15 không còn nhiều, sớm nhất chỉ còn giữ lại một số cấu kiện nằm trên bộ khung gỗ có niên đại thời Trần ở TK14, vốn cũng đã qua nhiều đợt sửa chữa tu bổ ở các đời sau, hình dáng kết cấu đã có nhiều thay đổi so với ban đầu. Tuy nhiên, dù đã qua sửa chữa, ở…

Read More Read More

Chùa Dạm – Ngôi chùa đại danh lam thời Lý

Chùa Dạm – Ngôi chùa đại danh lam thời Lý

Nhà Lý là một triều đại sùng chuộng Phật giáo, trong hơn hai trăm năm tồn tại đã xây dựng rất nhiều chùa tháp lớn nhỏ trên toàn cõi Đại Việt lúc bấy giờ. Vào thời Lý, chùa không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư, mà nhiều khi còn kiêm chức năng làm hành cung của nhà vua. Đời Nhân Tông vào năm 1088, triều đình nhà Lý phân định các chùa chiền trong nước làm ba…

Read More Read More

Trang phục và trang sức thời Lý – Trần qua tư liệu khảo cổ học

Trang phục và trang sức thời Lý – Trần qua tư liệu khảo cổ học

1. Về kiểu tóc nữ giới – Kiểu 1: Búi tóc thành một bọc tròn trên đỉnh đầu, đây là kiểu tóc đặc trưng của hình tượng chim thần Ca Lăng Tần Già (h.1,tr.20). Bản thân hình tượng này cùng với việc đi kèm dày đặc chuỗi trang sức chứng tỏ rằng đây là kiểu tóc của người nữ giới có thân phận cao quý. Đặng Ngũ Nương thời Trần được miêu tả trong Thiệu Long tự bi với hình…

Read More Read More

Nữ trang thời Lý Trần qua tư liệu văn bia chùa Thiệu Long

Nữ trang thời Lý Trần qua tư liệu văn bia chùa Thiệu Long

Hiện vật và hình ảnh về trang phục, đặc biệt là nữ trang hoàng triều Lý trần đến nay tìm được không nhiều, ít đa dạng. Tuy nhiên ta vẫn có thể suy đoán được ít nhiều các cấu phần của 1 bộ trang sức nữ giới qua những tư liệu ghi chép, ví dụ văn bia chùa Thiệu Long. Trong văn bia mô tả diện mạo của Đặng ngũ nương – phu nhân của tướng quân Đỗ Năng Tế…

Read More Read More