Quy trình dệt lụa Việt xưa

Quy trình dệt lụa Việt xưa

Để nối tiếp chuỗi thông tin về ngành nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa truyền thống bao đời, hôm nay The Siege xin được thêm một bài về quy trình dệt lụa. Có lẽ những mặt hàng sản xuất từ lụa tơ tằm không còn xa lạ gì đối với đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, để có được một tấm lụa tơ tằm thì đó là cả một quy trình, đòi hỏi người sản xuất phải tỉ mỉ, phải kiên trì thì mới tạo nên được loại lụa thiên nhiên này.

Công đoạn nuôi tằm: Đây là khâu đòi hỏi sự cần mẫn bên cạnh việc lựa chọn thức ăn phải phù hợp để tránh cản trở quá trình hình thành sinh trưởng của tằm.Thức ăn chủ yếu của tằm là lá dâu,tuy nhiên lá dâu nên được lấy những nơi trồng an toàn màu mỡ, ít bị ảnh hưởng thuốc hóa học và ô nhiễm. Tùy vào sự tăng trưởng của tằm để chọn thức ăn. Với giai đoạn đầu thì tằm sẽ phải trải qua 3 quá trình lột xác tương ứng với 3 thời kỳ ăn để lớn, trong giai đoạn này cần tăng 1 lượng thức ăn từ 75-80%, một ngày nó ăn khoảng 10 bữa và yêu cầu người nuôi phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn để có đủ khả năng tạo ra loại kén tốt nhất.

Làm kén và nhả tơ: Khi tằm đủ độ chín thì phải bắt tằm lên né, để tằm nhả tơ tạo kén, tơ sẽ tạo kén từ ngoài vào trong.Trong hai ngày đêm này tằm sẽ miệt mài nhã ra những đường tơ uốn quanh mình và nằm yên trong kén khoảng 6 ngày. Tơ là loại sợi protein dạng sệt, trong suốt nó được tiết ra từ nước bọt của tằm chính, khi tiếp xúc với không khí nó sẽ tạo thành một cặp sợi tơ, sau khi nhả hết tơ chúng nằm yên bên trong kén và biến thành nhộng, lúc này là thời điểm thích hợp để chúng ta gỡ kén và đi ươm tơ.

Ươm tơ: Sau một tuần tằm lên né thì chúng ta bắt đầu tiến hành ươm tơ, trong vòng năm ngày ta phải ươm tơ hết các kén đã đóng nếu chậm sẽ biến thành con ngài, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ươm tơ cũng như chất lượng của sợi tơ. Kén được đem cho vào nước nóng để tiến hành kéo ra sợi tơ. Những sợi tơ này sẽ được liên kết với nhau, tùy vào số lượng sợi và số vòng xoắn, cũng như kỹ thuật dệt thủ công hay hiện đại để cho ra các loại vải có độ dày- mỏng, màu sắc, hay độ co giãn khác nhau.

Dệt lụa: Từ những sợi tơ được tạo ra thì các nghệ nhân bắt đầu vào quá trình dệt lụa và tùy vào chất liệu của từng sợi để tạo ra vải có độ bền đẹp khác nhau. Có thể là thủ công hay hiện đại trong khâu này đều đòi hỏi sự cẩn thận, chịu khó để cho ra những loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nhuộm màu: sau khi kết thúc quá trình dệt vải thì bước cuối cùng chính là nhuộm vải. Sau khi nhuộm cần phải làm sạch vải đảm bảo vải không còn chất bẩn hoặc các sơ xước trong quá trình dệt.

Hình ảnh thực hiện bởi Anh Le. (The Siege)

1 thought on “Quy trình dệt lụa Việt xưa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *